Cùng với rất nhiều loại chỉ báo hữu dụng trong công việc đầu tư như RSI, ADX, ATR… thì một chỉ báo nữa cũng không kém phần quan trọng đó là chỉ báo Bollinger Band. Để biết Bollinger band là gì, ý nghĩa của nó và khuyết điểm của nó và cuối cùng là sử dụng nó ra sao cho hiệu quả, mời các bạn theo dõi vào nội dung sau đây.
Bollinger Band là gì?
Bollinger band là một loại chỉ báo kỹ thuật được biểu diễn bằng đường trung bình đơn giản SMA (Simple Moving Average) nằm ở giữa cùng với dải trên và dải dưới nằm trên nằm dưới. Khi thị trường biến động mạnh, người ta sẽ thấy dải Bollinger rộng ra và ngược lại, khi thị trường ổn định thì dải sẽ thu hẹp lại. Bollinger Band được lấy tên từ người tạo ra nó đó là John Bollinger.
Ý nghĩa của dải Bollinger
Bollinger Band là một loại chỉ báo phổ biến, được nhiều nhà đầu tư tin dùng trong nhiều năm qua.
Bollinger Band thu hẹp
Thấy Bollinger Band thu hẹp khi hai dải trên và dưới tiến gần vào đường SMA. Đây là một dấu hiệu quan trọng không thể bỏ qua, dải thu hẹp chứng tỏ cổ phiếu đang có tín hiệu biến động thấp. Nhiều người cho rằng đây là chuẩn bị cho lần biến động giá rất mạnh sắp tới và họ có thể tìm thấy cơ hội giao dịch khi giá biến động mạnh lên. Nếu dải rộng ra thì có thể tìm được cơ hội thoát vị thế. Tuy nhiên việc dải thu hẹp hay mở rộng không đồng nghĩa với các cơ hội đầu tư vì nó không biểu diễn được giá đang đi theo chiều nào, giảm hay tăng.
Bứt phá
Hầu hết các hành động giá diễn ra ở khoảng cách giữa khoảng trên và khoảng dưới. Vậy nên bất kỳ động thái nào xảy ra ngoài khoảng đó đều cần chú ý. Tất nhiên đây cũng không phải là tín hiệu giao dịch vì nó không cho biết giá đi theo chiều nào cả. Sai lầm phổ biến của các trader khi sử dụng chỉ báo đó là tin rằng bất kỳ khi nào có động thái vượt ra khỏi ranh giới hai đường trên dưới tạo nên đều là tín hiệu giao dịch.
Khuyết điểm của Bollinger Band
Bollinger band chỉ là chỉ báo cung cấp thông tin cho các trader về biến động giá và nó không phải là mạng lưới giao dịch đơn độc. Người sáng lập cũng đưa ra lời khuyên cho người sử dụng đó là nên sử dụng kết hợp với nhiều loại chỉ báo khác để có cái nhìn tổng quát và thông tin đầy đủ hơn về thị trường. Một số chỉ báo mà ông gợi ý cho người dùng đó là MACD và RSI. Bởi hai loại chỉ báo này được tính toán trực tiếp từ đường SMA còn Bollinger Band lại dùng trung bình của dữ liệu cũ và dữ liệu mới vậy nên dữ liệu cũ có thể lu mờ đi dữ liệu mới.
Làm sao để sử dụng Bollinger Band cho hiệu quả?
Giao dịch trong khoảng giao động của Bollinger Band
Nếu tính trong khoảng dao động của Bollinger Band thì dải trên là ngưỡng kháng cự và dải dưới là ngưỡng hỗ trợ. Và theo nguyên tắc, bất cứ khi nào có sự di chuyển quá ngưỡng kháng cự hay ngưỡng hỗ trợ thì đó đều là tín hiệu để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên thì quy tắc này cũng có những bất cập như sau:
- Cách này phù hợp cho những lúc thị trường ổn định “Không một gợn sóng” và tất nhiên lợi nhuận không cao.
- Khi có sự di chuyển khỏi dải Bollinger Band tức là thị trường đi theo một xu hướng mới, những thông tin được thu thập từ vị thế cũ sẽ trở nên vô nghĩa.
- Khi dải Bollinger Band mở rộng, chứng một xu hướng mới đã bắt đầu và gây ra những biến động mạnh mẽ vậy nên những biến động thu thập được từ dải cũ sẽ không thể sử dụng được nữa.
Giao dịch khi Breakout kênh giá sau chuỗi Bollinger nằm ngang lâu dài
Chuỗi biến động giá đi ngang sẽ ổn định những biến động nhỏ và ngắn hạn. Thời điểm giao dịch hợp lý nhất là khi đường biểu diễn giá tạo nên các điểm breakout khỏi giới hạn trên và giới hạn dưới của dải Bollinger. Các nhà đầu tư có thể theo dõi và bắt lấy những cơ hội này nhưng nhịp sẽ điều chỉnh lại sau mỗi phiên breakout xảy ra để mở hoặc đóng vị thế. Mỗi lần breakout xảy ra là một lần chúng ta biết xu hướng của giá trước đó đã có những bước đột phá.
Hình bên dưới là biểu đồ mô tả sự biến động cổ phiếu của NVL, xảy ra tín hiệu mua đột phá ngày 17/07. Đường biểu diễn giá đã vượt lên trên giới hạn của dải Bollinger Band, nghĩ đến một xu hướng có sức mạnh lớn đang bắt đầu có dấu hiệu kết hợp với thanh khoản và vượt lên trên cả MA20. Theo dõi thêm vào hình, bạn sẽ thấy vào giai đoạn tháng 6 và tháng 7, dải Bollinger thu hẹp lại. Mỗi khi dải thu hẹp lại thì thường là báo hiệu cho biến động gái mạnh xảy ra sau đó. Nếu bạn quan sát vào ngày 5 tháng 9 sẽ thấy tín hiệu bán bởi giá đi xuống thấp hơn giới hạn dưới của dải Bollinger Band.
Lời kết
Bài viết đã trình bày đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về chỉ báo Bollinger Band đó là Bollinger Band là gì, ý nghĩa nó mang lại và khuyết điểm hiện tại của nó, hướng dẫn sử dụng chỉ báo Bollinger hiệu quả. hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu thêm về chỉ báo này và sử dụng nó hiệu quả công việc đầu tư.
Xem thêm: Chỉ báo Stochastic