Image default
Indicator

RSI là gì? Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI một cách hiệu quả

RSI là một phát minh của J.Welles Wilder từ năm 1978, là một loại chỉ báo quen thuộc với nhiều nhà đầu tư forex, đặc biệt là các nhà đầu tư thiên về trường phái phân tích kỹ thuật. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản cần biết về RSI bao gồm RSI là gì? Các ý nghĩa của chỉ báo RSI, cách sử dụng sao cho hiệu quả và những điểm cần lưu ý.  

RSI là gì?

Công cụ chỉ báo RSI (  RSI là viết tắt của Relative Strength Index, tạm dịch là Chỉ số sức mạnh tương đối), có tác dụng cho người dùng biết độ mạnh (một cách tương đối) của loại sản phẩm nào đó (Oil, Gold,…), nhằm nhận xét việc mua hay bán quá mức ở cùng một giá của một tài khoản tài chính hay một cổ phiếu nào đó.

Relative Strength Index còn có chức năng đo độ dao động với biên trên và biên dưới dao động trong khoảng từ 0-100, hay còn gọi là vùng quá mua (over bought) và vùng quá bán (over sold), đường trung bình nằm giữa có giá trị là 50.

Một số ý nghĩa khác của công cụ chỉ báo RSI

Bên cạnh tác dụng xác định tín hiệu mua và tín hiệu bán giống các loại chỉ báo khác, RSI còn có một số tác dụng khác như:

  • Tìm ra xu hướng giá trong tương lai:

Có hai cách để RSI thể hiện xu hướng trong tương lai:

Tính hướng từ dưới lên, nếu đường RSI quá mức 50 hoặc đường RSI nằm trong khoảng 45-55, đồng thời đường RSI di chuyển lên trên vùng 55. Dựa vào đó người ta sẽ biết xu hướng tăng giá đang dần xuất hiện.

Tính theo hướng từ trên xuống, đường RSI quá ngưỡng 50 hoặc đường RSI nằm trong khoảng 45-55 và đường RSI thấp dưới ngưỡng 45. Khi đó người ta biết có xu hướng giảm giá đang xuất hiện.

  • Xác định tính chất phân ly hay hội tụ của giá:

Giống như chỉ báo MACD thì RSI cũng xác định xu hướng bằng cách phân tích sự phân kỳ hay hội tụ giá.

Nếu có sự phân kỳ giữa đường RSI và giá, đây là dấu hiệu cho biết sự kết thúc của một xu hướng nào đó, đồng nghĩa với việc giá chuyển từ tăng sang giảm.

Và ngược lại, sự hội tụ của RSI và giá là dấu hiệu cho việc xu hướng nào đó đang kết thúc, giá chuyển từ giảm sang tăng.

Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI hiệu quả

Sau đây là gợi ý về một số cách sử dụng RSI để các nhà đầu tư tham khảo:

Giao dịch theo RSI cơ bản:

Chủ yếu tìm hiểu 2 mức quá mua và quá bán của RSI rồi phân tích đưa ra tín hiệu giao dịch ở 2 vùng này.

Dựa vào việc RSI rớt xuống dưới đường 30 (vùng quá bán hay over sold), và vươn lên trở lại thì vào lệnh buy,  giá leo lên trên đến mức tăng trước đó.

Và ngược lại, RSI leo lên trên đường 70 (vùng quá mua hay over bought), và di chuyển xuống trở lại thì vào lệnh sell, giá xuống dưới mức giảm trước đó.

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy quan sát vào hình dưới đây:

RSI
Cách sử dụng RSI hiệu quả
  • Cách sử dụng công cụ chỉ báo RSI theo phân kỳ

Đây là cách được nhiều nhà đầu tư sử dụng, báo hiệu cho sự thay đổi xu hướng của sản phẩm.

Để biết là sự thay đổi ấy là từ tăng sang giảm hay từ giảm sang tăng thì cần dựa vào các đặc điểm sau đây:

  • Nếu đổi từ giảm sang tăng:

+ Đáy của giá có đặc điểm là đáy sau thấp hơn đáy trước.

+ Ngược lại, đáy của RSI có đặc điểm đáy sau cao hơn đáy trước.

  • Nếu đổi từ tăng sang giảm:

+ Đỉnh sau của giá cao hơn đỉnh trước

+ Đỉnh sau của RSI lại thấp hơn đỉnh trước 

Để minh họa cho trường hợp trên, bạn quan sát vào hình sau đây:

RSI
Cách sử dụng RSI theo phân kỳ

 Những điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng

Tóm lại, khi quyết định sử dụng chỉ báo kỹ thuật, nhà đầu tư phải chấp nhận một số rủi ro và khuyết điểm tồn tại của chỉ báo kỹ thuật nói chung và công cụ chỉ báo RSI nói riêng.

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng chỉ báo RSI: 

+ Chỉ báo RSI chỉ có tác dụng DỰ ĐOÁN kỹ thuật, nhưng không đảm bảo cho dự báo đảo chiều.

+ Chỉ báo nào cũng có sai số nhất định, và RSI cũng không ngoại lệ.

+ Khi giá đến vùng quá mua > 70, giá có thể chưa đảo chiều ngay và lệnh mua cũng không hẳn phải chốt lãi, tương tự vậy khi giá đến vùng quá bán < 30, giá có thể chưa đảo chiều ngay lúc đó và chúng ta không phải chốt lời lệnh bán ngay.

+ Khi có sự đảo chiều, thì tùy theo thời gian giao dịch mà sự đảo chiều đó có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.  Bởi khung thời gian giao dịch quyết định những thông số khác nhau của RSI. Vậy nên, nếu thấy RSI bắt đầu quá bán hay quá mua mà nghĩ rằng chuẩn bị có sự đảo chiều là hoàn toàn sai lầm. 

Cuối cùng, để có tín hiệu mua hay tín hiệu bán chính xác, cần có sự phối hợp sử dụng nhiều loại chỉ báo khác nhau, sự phối hợp này có tác dụng hiệp đồng giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 

Lời kết

Bài viết trên đã trình bày những thông tin cơ bản nhất về chỉ báo RSI bao gồm: khái niệm RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ báo RSI, các cách sử dụng RSI hiệu quả và những điểm cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng đây là những kiến thức bạn đang cần và sẽ giúp ích cho công việc của bạn. 

Related posts

Chỉ báo Stochastic là gì? Hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Stochastic

hoangsam

Chỉ báo Bollinger Band là gì? Tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Band

hoangsam

Biểu đồ nến Nhật là gì? Kinh nghiệm đọc biểu đồ nến Nhật cho người mới

hoangsam

Leave a Comment