Bitcoin, Ethereum,… là những loại tiền ảo được rất nhiều người dùng biết đến. Và trong đó, phải kể đến EOS coin – Một trong những loại coin được đánh giá khá cao trong cộng đồng cryptocurrency. Luôn luôn nằm trong top dẫn đầu về số lượng giao dịch (Theo thống kê của Coinmarketcap). Vậy bạn đã biết gì về EOS? Hãy cùng Vietnam-ustrade.org điểm qua một vài thông tin liên quan nhé!
EOS coin là gì?
Như bao “đàn anh” trước, EOS coin cũng là một dạng tiền kỹ thuật số được tung ra thị trường từ giữa năm 2017. Với mức đầu tư khủng lên đến 4,2 tỷ USD, EOS đã lập một kỷ lục mới trong cộng đồng cryptocurrency.
Block.one là công ty đã tung ra thị trường đồng EOS. Lấy nền tảng công nghệ an toàn, bảo mật và tự do kết nối làm mục tiêu tồn tại đã giúp Block.one phát triển và hoàn thiện EOS coin như bây giờ. Đằng sau sự thành công của EOS phải kể đến Brandan Blumer và Dan Larimer là hai nhà sáng lập chủ chốt trong dự án EOS coin.
Giống với một số loại coin khác, EOS cũng được xây dựng trên nền tảng ERC20. Tuy nhiên, EOS coin lại được nhà cung cấp vận hành như một hệ điều hành máy tính. Chính vì thế, để EOS hoạt động tốt thì người dùng cần quan tâm đến 3 yếu tố là: Ram, CPU Bandwidth và Network Bandwidth.
Ram trong EOS
RAM trong máy tính được xem như là một ổ đĩa ghi nhớ dữ liệu. Thì RAM trong EOS cũng là nơi lưu trữ các thông tin người dùng như: Tên tài khoản, số lượng coin, hợp đồng giao dịch,… Tuy nhiên, một điểm khác biệt là để sử dụng RAM, người dùng cần mua dữ liệu lưu trữ trên RAM. Giá của 1 byte sẽ giao động lên xuống tùy thuộc vào thị trường giao dịch.
CPU Bandwidth trong EOS
CPU – Cái tên nói lên tất cả, với vai trò là trung tâm điều hành chính, CPU có khả năng xử lý các giao dịch thực hiện trên thị trường. Thời gian xử lý giao dịch nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào tài nguyên nhiều hay ít của CPU. Người dùng cũng có thể tăng dung lượng CPU lên bằng cách tăng số lượng đặt cọc EOS trên tài khoản. Đơn vị của CPU được tính bằng Micro giây – Một con số khá nhỏ so với khối lượng giao dịch phải không nào!
Network Bandwidth trong EOS
Network Bandwidth hay còn gọi là băng thông truyền tín hiệu trong EOS. Đây là yếu tố quan trọng, đóng vai trò truyền tải các giao dịch dưới dạng đơn vị Byte. Cũng như RAm và CPU, khi sử dụng, người dùng sẽ tiêu tốn một lượng Network nhất định. Và tất nhiên, Network cũng được tăng lên ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng EOS được đặt cọc.
So sánh EOS với ETH
Để nhìn nhận và đưa ra những đánh giá khách quan về EOS và ETH thì người dùng cần tập trung vào 3 yếu tố: Tính bảo mật, tính phân quyền và khả năng mở rộng hệ thống.
- Tính bảo mật: Với một nền tảng mới ra mắt như EOS thì tính năng bảo mật không thể vượt mặt “đàn anh” là ETH. Tuy nhiên, không thể chắc chắn rằng sau nhiều năm tiếp theo, EOS sẽ không vượt mặt ETH, trở thành nền tảng đầu tư an toàn với tính bảo mật cao.
- Tính năng phân quyền: Đây là vấn đề vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều. Bởi EOS sử dụng thuật toán DPoS (Delegated Proof Of Stake). Còn ETH sử dụng thuật toán PoW (Proof Of Work).
- Khả năng mở rộng hệ thống: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cryptocurrency nhưng EOS đã vượt mặt ETH, khắc phục và hoàn thiện tối ưu khả năng mở rộng. Trở thành một trong những nền tảng có thể xử lý được tối đa 1.000 lệnh giao dịch trong một giây.
Ngoài ra, với số vốn huy động khủng trên 4 tỷ USD đã cho thấy sự kỳ vọng khá lớn của các nhà đầu tư vào EOS. Và đồng thời, nền tảng EOS cũng nhận được rất nhiều đánh giá tốt khi hoàn trả lại số tiền EOS bắt buộc đặt cọc trước.
Tỷ giá EOS coin hiện nay
Dưới đây là tỷ giá EOS coin trên thị trường giao dịch hiện nay. Theo số liệu của Coinmarketcap:
Tạo ví EOS coin nào an toàn?
Để sử dụng EOS, người dùng cần tạo cho mình một ví lưu trữ EOS coin. Tuy nhiên, không phải ví tiền ảo nào cũng có thể lưu trữ được loại coin này. Bởi EOS sử dụng Mainnet để lưu trữ thay vì một dạng Token trên ERC20 như lúc mới ra mắt.
Hiện nay, cũng có rất nhiều nền tảng cho phép hỗ trợ Mainnet của EOS như:
- ImToken: Loại ví ảo trên điện thoại khá phổ biến với những người dùng ETH và Token ERC20.
- Exodus: Đây là một trong những loại ví cho phép người dùng tải và sử dụng trên máy tính.
- SimplEOS: Một nền tảng khá phổ biến với nhiều người dùng tạo ví trên máy tính.
- Ngoài ra, sàn giao dịch cũng là một nơi lý tưởng để người dùng lưu trữ coin như: Sàn OKEx, Sàn Binance, Sàn Huobi,…
Mua/bán EOS coin ở đâu? Nên mua/bán, giao dịch đồng EOS coin trên sàn nào?
Với sự phổ biến của EOS trên thị trường hiện nay, thì không quá khó để người dùng có thể tìm mua EOS coin. Các sàn giao dịch như: Upbit, Binance, HitBTC, Huobi,.. Đều là những sàn giao dịch có thể mua bán EOS. Một một sàn giao dịch đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với những ưu điểm khác biệt thì Binance và Huobi là 2 sàn tiền ảo đáng để thực hiện giao dịch mua bán EOS coin hiện nay.
Có nên đầu tư vào đồng EOS coin 2020
Với nguồn vốn đầu tư khá lớn, cùng những tính năng ưu việt đã giúp EOS phát triển một cách khá mạnh mẽ. Nhận được rất nhiều lời đánh giá cao từ chuyên gia cũng như người dùng. Những thành công bước đầu, giúp EOS khẳng định vị trí trên thị trường Crypto. Không ai có thể khẳng định được đâu là điểm dừng của EOS bởi những sự giao động lên xuống trên thị trường giao dịch. Tuy nhiên, đã là đầu tư thì sẽ luôn gặp rủi ro, và rủi ro ít hay nhiều phụ thuộc vào cách đầu tư của mỗi người.
Lời kết
Vậy là Vietnam-ustrade.org đã tổng hợp đến người dùng một vài thông tin liên quan đến EOS coin. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho người dùng trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư EOS không? Chúc các bạn thành công trên thị trường Crypto nói chung và với EOS coin nói riêng.