Một đồng Crypto sinh ra tuy được giới thiệu là có rất nhiều ưu điểm nhưng không thể tránh được những thiếu sót và những điều đó bộc lộ trong quá trình người dùng sử dụng. Dù là đồng tiền ảo lớn như Ethereum cũng không ngoại lệ. Vậy nên để khắc phục những điểm chưa tốt, Ethereum Hard Fork nhiều lần, mỗi lần lại càng gần với mục tiêu hơn. Cùng Vietnam-ustrade.org tìm hiểu Ethereum Hard Fork là gì? Lịch sử các lần nâng cấp và sự cần thiết phải Hard Fork trong bài viết dưới đây.
Ethereum Hard Fork là gì?
Ethereum Hard Fork là nhắc đến sự kiện thay đổi các quy tắc đang được áp dụng trên đồng Ethereum để đặt lại các quy tắc mới. Sự thay đổi này khiến cho nền tảng Blockchain không còn hoạt động theo quy định như trước, tức là những giao dịch và dữ liệu theo kiểu của không được chấp nhận trong chuỗi. Ethereum Hard Fork có nhiều điểm khác so với các Blockchain khác ở chỗ, Hard Fork được tiến hành theo kế hoạch đã lên từ trước và Blockchain mới sẽ theo sau chuỗi fork.
Hình minh họa bên dưới sẽ trực quan, dễ hiểu hơn:
Lịch sử quá trình Ethereum Hard Fork
Homestead
Lần đầu tiên Ethereum được Hard Fork là vào ngày 14/05/2016, diễn ra tại Block số 1,150,000. Lần Hard Fork khiến Ethereum thay đổi từ Frontier sang Homestead bằng những sự thay đổi cơ bản sau:
- Xóa bỏ tính năng hợp đồng Canary
- Ra mắt loại code mới ở ngôn ngữ lập trình Solidity.
- Ra mắt ví Mist, loại ví này hỗ trợ người dùng lưu trữ và chuyển ETH, thành lập và thực hiện Smart Contract.
DAO Hard Fork
Khác với lần thứ nhất, Ethereum được Hard Fork lần thứ hai sau khi diễn ra một sự cố không mong muốn đó là The DAO Hack.
Để khắc phục hậu quả của sự cố này, lấy lại số tiền đã bị cắp, nhà điều hành quyết định Hard Fork Ethereum. Kết quả là Blockchain của Ethereum đã bị chia thành hai chuỗi khác nhau đó là Ethereum (chuỗi gốc giữ nguyên) và Ethereum Classic (chuỗi mới).
Tangerine Whistle
Lần thứ ba Hard Fork của Ethereum có tên gọi: EIP-150 Hard Fork hay còn gọi là Tangerine Whistle
Lần Hard Fork này được diễn ra tại khối 2,463,000 ngày 18/10/2016. Nội dung chủ yếu của lần này là cập nhật phí gas trong mạng lưới, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề tấn công dịch vụ Dos.
Spurious Dragon
Tại khối 2,675,000 Ethereum diễn ra lần Hard Fork tiếp theo với cái tên Spurious Dragon. Kèm với đó là chính thức sử dụng các EIPs mới vào hoạt động tại Blockchain của Ethereum.
Các EIPs mới cụ thể như sau:
- EIP-155: Giữ cho các giao dịch được thực hiện trên Blockchain Ethereum không phị phát lại trên các chuỗi thay thế khác.
- EIP-160: Tính phí EXP dựa theo độ phức tạp của tính toán, càng phức tạp phí càng cao.
- EIP-161: Hỗ trợ xóa lượng lớn tài khoản trống do hậu quả của các cuộc tấn công DoS.
- EIP-170: Thay đổi (có thể thu nhỏ hoặc phóng đại) kích thước của mã tối đa mà các hợp đồng trên chuỗi khối Ethereum có.
Byzantium
Lần Hard Fork lần thứ 5 của Ethereum được tiến hành tại Block 4,370,000 với thay đổi đáng chú ý nhất là sự cập nhật của 9 EIPs. Việc thay đổi này có tác dụng để nâng cấp khả năng bảo mật và khả năng mở rộng của Ethereum.
Constantinople
Đây là lần Hard Fork thứ 6 của Ethereum và nó được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ chế đồng thuận của Ethereum từ Proof of Work sang Proof of Stake.
Lần này được thực hiện sau nhiều lần trì hoãn vào ngày 16/01/2019 tại block 7,080,000. Lần này có sự thay đổi của 4 EIPs như sau:
- EIP-145 và EIP-1052: sẽ tối ưu hóa việc sử dụng gas và từ đó giải quyết vấn đề về các cuộc tấn công DoS
- EIP-1014: hỗ trợ kích hoạt các phương án layer2.
- EIP-1234: Giảm độ khó và phần thưởng khối từ 3 ETH xuống còn 2 ETH khi các thợ đào khai thác các Block.
Istanbul
Istanbul là lần Hard Fork mới nhất của Ethereum được tiến hành trên khối 9,069,000 với sự cập nhật hoạt động của 6 EIPs:
- EIP-152: Cho phép Ethereum tương thích với ZCash cũng như các chuỗi khối Equihash khác.
- EIP-1108: hỗ trợ phí gas cho STARKs cũng như SNARKs tạo điều kiện cho phí gas giảm.
- EIP-1344: Tăng cường độ an toàn bằng cách trang bị cho hệ thống ID giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công giữa các Blockchain khác nhau.
- EIP-1844: điều tiết phí gas cho một số hoạt động EVM để có thể ngăn ngừa các cuộc tấn công và đồng thời để cân bằng, bảo vệ môi trường.
- EIP-2028: Hỗ trợ phí khai thác các Smart Contract zk-SNARK và zk-STARK nên phí triển khai hai loại hợp đồng này trở nên rẻ hơn.
- EIP-2200: thay đổi EIPs này để thay đổi cách tính phí lưu trữ của EVM.
Những lần Hard Fork có tác dụng gì?
Ethereum đang đứng trước tình thế phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm như EOS, Zilliqa, Cardano…
Trên thực tế, các nhánh fork đang có xu hướng làm mất đi khả năng chung mà network Blockchain chính có thể thu hút cho dù, hầu hết các Crypto đã bị giảm giá trị nghiêm trọng đến 90%. Đặc biệt trong thị trường hiện nay, các nhà phát triển đang tìm cách tạo ra các loại chain mới.
Tình hình sẽ chuyển bất lợi cho Ethereum nếu các đối thủ tiếp tục phát triển mạnh và chiếm lĩnh thị trường cùng với đó là Ethereum lại phân thành nhiều phần khác nhau. Việc này dẫn đến tình trạng cộng đồng người dùng cũng phân tán theo và không có sức mạnh tập trung như các nền tảng như EOShay Cardano.
Nói về giá của đồng Ethereum, nếu dự đoán về tương lai lâu dài của đồng tiền điện tử này sau quá trình Hard Fork thì rất ít có kết quả chính xác bởi nó giao động ko có nhiều căn cứ. Tuy nhiên nếu phân tích trong tương lai gần thì có thể thấy một số biến đổi đáng chú ý vì cộng đồng người dùng luôn dành nhiều sự quan tâm cho những đồng tiền nào vừa đổi mới sau quá trình nâng cấp.
Đây có thể coi là tin tốt cho những đồng crypto mới ra đời kể từ khi Ethereum mới Hard Fork thành công. Ngoài ra, quá trình Hard Fork cho phép Ethereum chuyển từ PoS sang PoW, đây là yếu tố quan trọng để nắm được một số động lực tăng giá trong tương lai gần.
Rất khó để đưa ra phán đoán rằng chuỗi Ethereum nào sẽ tác động đến network hay giá trong ngắn hạn hay dài hạn. Nhưng có một điều cần lưu tâm đó là đồng Ethereum đang trong giai đoạn quan trọng để xem xem nó có khả năng thống trị các Dapp trong thời gian tới nữa hay không.
Tại sao lại cần Hard Fork Ethereum?
Như đã nói, Hard Fork là quá trình nâng cấp cho Ethereum để có thể cải thiện các tính năng cũng như sửa đổi những sai sót đang tồn tại sao cho phù hợp với thị trường và khiến cho Ethereum ngày càng ưu việt hơn.
Quá trình Hard Fork của Ethereum đều được chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng vậy nên trong quá trình này thường ít xảy ra sự cố không mong muốn hay các sự cố không được chuẩn bị trước.
Mặc dù cũng có lần Hard Fork xảy ra mà không được dự đoán trước như lần Hard Fork thứ 2 chẳng hạn, nhưng nó vẫn diễn ra thành công và đồng Ethereum đang dần đạt được mục tiêu chuyển sang cơ chế PoS được đặt ra trước đó và dự đoán là chỉ cần thêm hai Hard Fork nữa là nó sẽ đạt được mục tiêu này.
Những thay đổi của Ethereum sau khi Hard Fork
Giá ETH
Nhìn chung giá của đồng Ethereum không biến động quá nhiều, chỉ giảm nhẹ sau mỗi lần Hard Fork đôi khi là tăng nhẹ.
Dapps
Sau mỗi lần nâng cấp thì tất cả các Dapp đều cần cập nhật để có thể sử dụng các tính năng và hoạt động trên quy định mới trong Blockchain của Ethereum. Ví dụ như không cập nhật thì Smart contract của Dapp sẽ không được thực hiện nữa.
Thợ đào
Một lần Hard Fork là một bước tiến gần hơn với mục tiêu đạt được Proof of Stake của Ethereum và cũng tương đương với một nấc yếu đi của các thợ đào đang hoạt động trên Ethereum.
Lời kết
Bài viết trên đã trình bày xong những vấn đề tiêu biểu của Ethereum Hard Fork bao gồm Ethereum Hard Fork là gì? Lịch sử các lần nâng cấp và sự cần thiết của nâng cấp cũng như tác dụng mà Hard Fork mang lại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức mới và là điều bạn đang muốn tìm hiểu.
Xem thêm: Hard Fork