Smart Contract là thuật ngữ chỉ một loại hợp đồng thường xuyên được nhắc tới trên thị trường tài chính nói chung, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về hợp đồng Smart Contract này. Hãy cùng vietnam-ustrade.org tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Smart Contract là gì?
Smart Contract là hợp đồng thông minh, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Blockchain. Giao thức này có khả năng tối ưu các điều khoản trong hợp đồng giữa hai bên không hề quen biết và không cần thông qua bên trung gian thứ 3, chỉ cần có mạng Internet kết nối.
Với smart contract, các điều khoản, thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được thực hiện một cách tự động hóa hoàn toàn, không chịu ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy hợp đồng thông minh rất minh bạch, an toàn, bởi không thể can thiệp, đảo chiều, cùng với đó là có thể dễ dàng truy xuất.
Smart Contract và cơ chế hoạt động
Sở dĩ, hợp đồng được cho là “thông minh” bởi cơ chế hoạt động là hoàn toàn tự động dựa vào lập trình có sẵn trước đó.
Cụ thể, các điều khoản trong hợp đồng thông minh đầu tiên sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình rồi mã hóa vào một block sau đó được phân phối và sao chép nhờ các node thuộc mạng lưới Blockchain.
Tiếp theo, hợp đồng sẽ được triển khai sau khi nhận lệnh theo như những điều khoản định sẵn trước đó, đồng thời Smart Contract sẽ tự động kiểm tra những điều khoản và cam kết trong hợp đồng.
Lợi ích của Smart Contract
Trong mạng lưới của công nghệ Blockchain thì Smart Contract được đánh giá là ứng dụng đem lại rất nhiều lợi ích ưu Việt, cụ thể:
- Tự động hóa: Từ quá trình tạo hợp đồng tới khi thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng hoàn toàn là tự động. Điều này giúp hợp đồng minh bạch, an toàn, loại bỏ được nguy cơ bị ảnh hưởng từ phía trung gian.
- Không thất lạc: Smart Contract sẽ được lưu trữ trên cuốn sổ cái chung nên người dùng sẽ không gặp nguy cơ rủi ro về trường hợp thất lạc hợp đồng.
- An toàn, minh bạch: Bất kể là loại hợp đồng hay tài liệu nào cũng đều được Blockchain đảm bảo sự an toàn khỏi những nguy cơ hacker, scam,..
- Tốc độ nhanh chóng: Smart Contract với hệ thống tự động giúp loại bỏ rất nhiều công việc không cần thiết, tiết kiệm hàng tiếng đồng hồ so với các loại hợp đồng thông thường.
- Tối ưu chi phí: Nhờ loại bỏ được những bước trung gian nên hợp đồng thông minh giúp tối ưu chi phí một cách hiệu quả.
- Đảm bảo độ chính xác: Hợp đồng thông minh đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối, khắc phục được những hạn chế của các hợp đồng viết tay.
- Smart Contract và ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Smart Contract có thể được ứng dụng trên đa dạng lĩnh vực như: Crypto, ngân hàng, logistic, bất động sản hay bầu cử.
- Tự do hoạt động, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào.
- An toàn và minh bạch với những tính năng tối ưu nhất.
Nhược điểm
- Hạn chế về tính pháp lý: Vì không chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào nên nếu có lỗi phát sinh, người dùng sẽ không được bảo vệ bởi pháp luật.
- Mức phí triển khai: Để triển khai Smart Contract, người dùng cần chi phí cho máy tính, cơ sở hạ tầng, thuê lập trình viên…
- Nguy cơ rủi ro từ Internet: Mặc dù Smart Contract có chế độ bảo mật rất tốt, nhưng nếu không may người dùng để lộ thông tin thì rủi ro hacker vẫn có thể xảy ra.
Điều kiện để tạo Smart Contract
Để tạo một Smart Contract, cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Chủ thể hợp đồng: Hợp đồng thông minh cần được cấp khả năng truy cập, khóa hay mở sản phẩm, dịch vụ được liệt kê trong hợp đồng.
- Chữ ký điện tử: Trên hợp đồng thông minh, hai bên tham gia hợp đồng cần ký chấp nhận chuỗi điều khoản trong nội dung hợp đồng.
- Nền tảng phân quyền: Sau khi hoàn tất, hợp đồng thông minh sẽ được tải lên nền tảng phân quyền tương ứng của mạng lưới Blockchain.
Tính ứng dụng của hợp đồng thông minh Smart Contact trong đa dạng lĩnh vực
Hợp đồng thông minh có thể được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực, cụ thể:
Các cuộc bầu cử
Việc sử dụng hợp đồng thông minh trong các cuộc bầu cử sẽ giúp loại bỏ tình trạng thao túng bởi phiếu bình chọn sẽ được bảo vệ trên sổ cái, để tiếp cận và truy cập cần giải mà và có quyền truy cập đủ mạnh.
Các nhà quản lý
Smart Contract rất hữu ích với các tập đoàn, tổ chức giúp quản lý, lưu trữ thông tin an toàn, minh bạch với độ chính xác cao nhờ sổ cái trên mạng lưới Blockchain.
Chuỗi cung ứng Logistics
Trong các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng là hệ thống gồm nhiều bộ phận, chính vì vậy để theo dõi lại quá trình của chuỗi hệ thống này khi sử dụng những ứng dụng, biện pháp thông thường sẽ rất mất thời gian và kém hiệu quả. Với hợp đồng thông minh, tiến trình công việc của mỗi bộ phận đều được theo dõi một cách hiệu quả và đúng hạn, chống gian lận, sai xót.
Ngoài ra Smart Contract còn có thể kết hợp với mạng lưới Internet ò Things để cung cấp khả năng giám sát quá trình cung ứng cho chuỗi Logistics.
Dịch vụ y tế
Smart Contract ứng dụng vào dịch vụ y tế bằng cách mã hóa, lưu trữ hồ sơ bệnh lý người bệnh bằng một khóa riêng, lưu trữ hóa đơn các cuộc phẫu thuật rồi tự động chuyển cho phía bảo hiểm trên mạng lưới Blockchain.
Ngoài những ứng dụng nêu trên, Smart Contract còn rất hữu ích với các lĩnh vực khác như dịch vụ ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm,…
Lời kết
Qua bài viết về hợp đồng thông minh Smart Contract trên đây, hi vọng sẽ đem lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn có thể ứng dụng hợp đồng thông minh một cách hiệu quả nhất