Image default
News

Thẻ Payoneer là gì? Tất tần tật kiến thức về thẻ Payoneer

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến người dùng một vài thông tin liên quan đến thẻ Payoneer như: Thẻ Payoneer là gì và cách thức hoạt động ra sao,… Cùng Vietnam-Ustrade.org tìm hiểu nhé!

Thẻ Payoneer là gì?

Thẻ Payoneer khá giống với thẻ Mastercard, nhưng thẻ này dùng để thanh toán còn Payoneer chỉ là một thẻ dùng để rút tiền từ nước ngoài. Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản tại Payoneer thì người dùng sẽ sở hữu cho mình một tài khoản Payoneer có thể rút tiền trực tiếp về các tài khoản ngân hàng nội địa tại Việt Nam.

Payoneer là một công ty được thành lập tại Mỹ từ năm 2005. Đây là một công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp các giải pháp thanh toán cho người dùng là cá nhân hoặc công ty, tổ chức, doanh nghiệp,… Trụ sở chính của công ty được đặt tại thành phố New York, Mỹ, ngoài ra còn có các văn phòng đại diện khác tại một số quốc gia trên thế giới.

Có nên sử dụng thẻ Payoneer không?

Đây là một câu hỏi mà hầu hết người dùng đều đặt ra. Vậy để trả lời được câu hỏi này, người dùng cần biết được một số lợi ít khi sử dụng thẻ Payoneer như:

  • Cung cấp các dịch vụ giao dịch tiền tệ một cách nhanh chóng và an toàn. Khác với các ngân hàng khác, Payoneer chỉ mất khoảng vài ngày, tối đa là 4 ngày để hoàn tất quá trình giao dịch thanh toán quốc tế.
  • Đội ngũ support của Payoneer khá chuyên nghiệp, nhiệt tình và tâm huyết. Với thời gian trực tuyến 24/24, Payoneer sẵn sàng hỗ trợ tất cả những thắc mắc hay những tình trạng mà người dùng gặp phải trong lúc tìm hiểu hoặc sử dụng tài khoản Payoneer
  • Tính đến thời điểm hiện tại thì sau hơn 10 năm ra mắt người dùng thì Payoneer chưa gặp phải bất kỳ tình trạng nào liên quan đến lừa đảo hay bị Hacker tấn công,… Và cũng chưa từng nhận một lời đánh giá tiêu cực nào từ khách hàng. Vì vậy mà không quá khó để hiểu khi Payoneer trở thành một trong những hình thức thanh toán được người dùng trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn.

Các bước sử dụng thẻ Payoneer

Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Payoneer tại https://www.payoneer.com/ để đăng ký tài khoản theo các bước hướng dẫn của hệ thống.

Bước 2: Sau khi đăng ký, hệ thống sẽ bắt buộc người dùng xác minh thông tin cá nhân bằng chứng minh nhân dân.

Bước 3: Với 2 bước trên, người dùng đã sở hữu cho mình một tài khoản tại Payoneer. Để được nhận thẻ Payoneer, người dùng gửi yêu cầu nhận thẻ theo thông tin địa chỉ đã điền ở bước 1 để nhận thẻ. Thời gian nhận thẻ có thể kéo dài tối đa lên đến 5 ngày.

Bước 4: Và cuối cùng, để có thể sử dụng thẻ một cách thoải mái thì người dùng cần kích hoạt thẻ bằng các cách tương tự như kích hoạt thẻ ATM nội địa.

Phí giao dịch khi sử dụng Payoneer

Cũng giống với những công ty cung cấp dịch vụ thanh toán khác, đều đưa ra một số mức phí để đảm bảo luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Ở Payoneer cũng có một số mức phí đưa ra cho khách hàng như:

Phí giao dịch
Phí giao dịch trên Payoneer

Mức chi phí này áp dụng cho những khách hàng có tài khoản cơ bản. Đối với những khách hàng có tài khoản VIP sẽ có những mức phí giao dịch khác nhau tùy vào đối tượng tài khoản.

Ngoài những mức phí đưa ra này thì khi người dùng sử dụng các dịch vụ giao dịch bằng USD hoặc EUR, người dùng sẽ phải chịu một thêm một mức phí trung gian đến từ phí ngân hàng giao dịch bên thứ 3. Tuy nhiên, mức phí này thường không đáng kể và nếu muốn tránh phải trả các chi phí này thì người dùng có thể mở tài khoản ngân hàng bên thứ 3 ở ngân hàng ACB hoặc Vietcombank.

Đánh giá ưu nhược điểm thẻ Payoneer

Để có được cái nhìn khách quan và tổng thể hơn về thẻ Payoneer thì người dùng nên xem qua một số những đánh giá từ người dùng về loại thẻ giao dịch này. Đầu tiên là về ưu điểm khi sử dụng Payoneer

Ưu điểm khi sử dụng payoneer

  • Tuy phải mất chi phí khi sử dụng giao dịch bằng tiền USD nhưng chi phí này khá nhỏ và thấp hơn rất nhiều những loại tài khoản khác.
  • Thời gian đăng ký tài khoản khá lâu nhưng đổi lại thời gian than toán qua thẻ lại khá nhanh chóng, người dùng thực hiện giao dịch sẽ chỉ khoảng 2 đến 4 ngày là hoàn tất quá trình giao dịch thành công.
  • Đối với các loại thẻ khác, người dùng thường gặp khó khăn trong việc thẻ bị khóa và bị giới hạn. Tuy nhiên, điều này đã được Payoneer khắc phục. Nên người dùng không cần lo lắng về tình trạng này khi sử dụng thẻ. 
  • Hiện nay, Facebook ads là một phương thức quảng cáo phổ biến. Vì vậy, Payoneer tích hợp thêm giao dịch thanh toán Facebook ads, giúp người dùng linh động hơn trong việc quảng cáo thương hiệu của mình.

Nhược điểm khi sử dụng Payoneer

Với khá nhiều những ưu điểm nhưng Payoneer vẫn có những nhược điểm như:

  • Bởi Payoneer rất chú trọng trong việc bảo mật và xác minh thông tin khách hàng. Và Payoneer còn là một công ty tại Mỹ. Vì vậy mà thời gian hoàn tất quá trình đăng ký và hoàn trả thẻ đến tay khách hàng mất khá nhiều công sức trong một thời gian khá lâu.
  • Khi sử dụng các giao dịch qua thẻ Payoneer, người dùng sẽ không được hỗ trợ bất kỳ các thông tin nào. Mà người dùng chỉ nhận được các thông tin thanh toán qua thư điện tử – Email.
  • Có thể thấy độ bảo mật của Payoneer khá an toàn. Tuy nhiên, độ an toàn này vẫn không được người dùng đánh giá cao bởi hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ thanh toán có độ bảo mật cao như là Paypal.
  • Người dùng khi thực hiện giao dịch bằng tiền USD hoặc EUR sẽ bị mất phí giao dịch từ ngân hàng nội địa.

Điều kiện đăng ký sử dụng Payoneer

Vì Payoneer là một thẻ ngân hàng chính thống nên khi đăng ký tài khoản ở đây, người dùng cần thực hiện một số yêu cầu cần thiết như:

  • Phải là một công dân đủ 18 tuổi trở lên.
  • Cần có một địa chỉ email để đăng ký tài khoản này.
  • Cần có một số giấy tờ xác minh như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hoặc có thể là bằng lái xe.
  • Cần có một tài khoản ngân hàng nội địa nhất định do bạn đứng tên.
  • Một địa chỉ nhà riêng hoặc công ty,… để công ty có thể gửi thẻ tài khoản Payoneer từ Mỹ đến bạn.

Lời kết

Mong rằng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích xung quanh việc sử dụng thẻ Payoneer. Từ đó giúp người dùng có những cái nhìn khách quan và tổng thể về Payoneer.

Xem thêm: Thẻ Debit card

 

 

Related posts

Debit card là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ ghi nợ Debit card

hoangsam

Ethereum 2.0 là gì? Toàn tập về phiên bản cập nhật mới nhất của ETH

hoangsam

Hướng dẫn mua Bitcoin ở nơi an toàn uy tín mới nhất 2020

hoangsam

Leave a Comment