Image default
Trader - Trading

Trader là gì? Phân loại Trader? Bí kíp trở thành Trader chuyên nghiệp

Trader là danh từ thường xuyên được nhắc tới trên thị trường Crypto, chứng khoán hay forex. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy Trader là gì? Có những kiểu Trader nào? Hãy cùng vietnam-ustrade.org tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trader là gì?

Trader là thuật ngữ trong thị trường tài chính nói chung, chỉ cá nhân thực hiện hoạt động mua, bán, giao dịch các cặp cryptocurrency, forex, các loại chứng khoán,..trong thời gian ngắn hạn trên danh nghĩa là chính họ hoặc với vai trò là đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức khác. 

Trái ngược với những nhà giao dịch trong khung thời dài hạn – Investor thì Trader là sự đầu cơ mang tính ngắn hạn, hình thức kiếm lợi nhuận chủ yếu là từ sự chênh lệch giá.

Hiện nay rất nhiều người quan tâm tới vai trò Trader và lựa chọn đó như một công việc của họ, trong đó số lượng người trẻ tuổi chiếm đông đảo. Lý do chủ yếu là khả năng đem đến sự tự do trong tài chính với nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên công việc Trader không hề đơn giản, yêu cầu rất nhiều kỹ năng như phân tích kỹ thuật dựa vào các chỉ báo Indicator, cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác, đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính mà họ đang tham gia đầu tư.

Phân loại Trader

Trader được chia ra làm 04 kiểu phố biến sau:

Day Trader

Day Trader hay Trader trong ngày là những nhà giao dịch, mua/bán chốt lệnh trong 24h trước khi thị trường đóng cửa. Số lệnh các vào lệnh của các nhà giao dịch có thể lên tới hàng trăm lệnh/ngày tùy theo cách giao dịch.

Floor Trader

Floor Trader hay Trader trên sàn là thành viên trên các sàn giao dịch tiền mã hóa, chứng khoán, forex,…những người này sẽ mua, bán giao dịch các sản phẩm tài chính trên các sàn giao dịch thông qua tài khoản của họ. Cần có trình độ và bằng cấp để làm floor trader.

Những thành viên giao dịch trên sàn cần tuân thủ luật như Specialist (những người giao dịch đại diện cho người khác) trên sàn.

Ngoài Day Trader, còn có hình Swing Trader và Position Trader, được phân loại tùy theo thời gian nắm giữ lệnh.

High Frequency Trader

High Frequency Trader hay HFT Trader là chiến thuật trade sử dụng thuật toán, giao dịch với tốc độ cao cùng volume lớn để thu về nguồn lợi nhuận, mặc dù nguồn chênh lệch sau mỗi lần giao dịch HTF là rất nhỏ nhưng nếu đánh nhiều lệnh trong 24h thì sẽ thu về nguồn lời lớn.

Cách trade HFT này nhắm đến tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro, khác với chiến thuật mua và nắm giữ thông thường.

Những cú sập giá nhanh (flash crash) trên các kênh đầu tư trong thời gian gần đây chịu rất nhiều ảnh hưởng từ High Frequency Trader.

Rogue Trader

Rogue Trade hay Trader giả mạo là những người được thuê để đặt lệnh cho một tổ chức/cá nhân nào đó nhưng lại đặt những lệnh vượt quá thẩm quyền của họ.

Ngoài ra trong thị trường chứng khoán còn có Stock Trader.

Tóm lại, trong tất cả các kiểu nhà đầu tư ngắn hạn nêu trên, mục đích cuối cùng mà ai cũng mong muốn đạt được là thu về nguồn lợi nhuận hiệu quả, dài hơi, hạn chế được rủi ro một cách tối ưu nhất.

Trở thành Trader chuyên nghiệp, bí kíp là gì?

Trở thành một Trader chuyên nghiệp và thành công trên thị trường tài chính là mong muốn của rất nhiều nhà đầu tư, để làm được điều đó, hãy lưu ý:

Xây dựng hệ tư duy phù hợp

Trên thực tế, số lượng nhà đầu tư ngắn hạn thất bại trên các kênh đầu tư tài chính lên tới 80-95%. Điều này cho thấy không dễ dàng để có thể thành công trên thị trường ngoài khả năng thu về nguồn lợi nhuận siêu khủng còn tiềm ẩn đầy rẫy rủi ro và những yếu tố khác.

Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ tư duy đúng đắn, phù hợp khi bước vào nghề là điều hết sức quan trọng, cụ thể:

  • Tham gia đầu tư, giao dịch và mua/bán các sản phẩm trong thị trường tài chính không phải là cách để làm giàu nhanh chóng.
  • Bất kể kênh đầu tư nào cũng sẽ có nguy cơ rủi ro, thua lỗ, không có chuyện 100% thắng lợi khi đầu tư trên thị trường tài chính.
  • Cần lên kế hoạch mua/bán, giao dịch một cách cụ thể và chặt chẽ và thực hiện theo như đúng kế hoạch đưa ra, không chịu tác động bởi những hội chứng tâm lý như FOMO hay FUD.
  • Kiên nhẫn, không nản lòng hay bỏ ngang, thành công chưa bao giờ đến với những người thiếu kiên nhẫn.
  • Mỗi nhà giao dịch cần rút ra bài học, kinh nghiệm trong việc đánh giá, nhận định, phân tích hay đưa ra quyết định khi giao dịch của mình.

Tối ưu hệ thống giao dịch 

Nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn nào cũng đều cần xây dựng cho riêng mình một hệ thống giao dịch hiệu quả, điều này cần được kiểm nghiệm qua thời gian, giúp Trader biết được đâu là yếu tố quan trọng trong một kế hoạch giao dịch, cụ thể:

  • Xác định xu hướng thị trường: tăng, giảm hay sideway, từ đó có thể quyết định trạng thái thị trường ở thời điểm hiện tại.
  • Xác định điểm vào thị trường một cách cụ thể.
  • Xác định điểm cắt lỗ/ chốt lời của lệnh.

Khi có một hệ thống giao dịch đem lại hiệu quả tối ưu sẽ giúp đảm bảo việc đầu tư, giao dịch diễn ra một cách khách quan nhất.

Xây dựng quy tắc quản lý vốn hiệu quả

Khi bước chân vào đầu tư trên thị trường tài chính, nhà đầu tư nào cũng sẽ cần có vốn. Việc bảo vệ và quản lý vốn đầu tư một cách hiệu quả là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp đem lại thành công cho Trader, bạn cần lưu ý:

  • Cân nhắc khối lượng lệnh cho mỗi lệnh được giao dịch trên thị trường tài chính nói chung.
  • Mức độ có thể chấp nhận rủi ro/mỗi giao dịch tính theo ngày, tuần, tháng, quý, năm.

Lời kết

Mong rằng sẽ đem lại những thông tin qua bài viết Trader là gì? Phân loại Trader? Bí kíp trở thành Trader chuyên nghiệp nói trên sẽ hữu ích với các bạn. Ngoài những thông tin cơ bản như định nghĩa, phân loại, vietnam-ustrade.org còn cung cấp những Tips gợi ý giúp bạn có thể trở thành một nhà đầu tư ngắn hạn chuyên nghiệp. Mặc dù không hề dễ dàng, đòi hỏi yêu cầu và sự áp lực lớn đối với các nhà đầu tư nói chung nhưng không gì là không thể. Chúc các bạn tự tin và thành công trên thị trường tài chính.

Related posts

Hướng dẫn cách đầu tư Bitcoin hiệu quả ở Việt Nam cho người mới

hoangsam

Margin Trading là gì? Những điều bạn cần biết về Margin Trading

hoangsam

Pump và Dump là gì? Làm sao để thoát khỏi cạm bẫy Pump và Dump?

hoangsam

Leave a Comment