Image default
Indicator

Chỉ báo Stochastic là gì? Hướng dẫn chi tiết về chỉ báo Stochastic

Để phân tích thị trường và các biến động xu hướng trên thị trường, các nhà đầu tư cần sử dụng rất nhiều loại chỉ báo khác nhau mới có thể thu được kết quả chính xác nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn chỉ báo Stochastic, một loại chỉ báo hữu ích cho việc phân tích thị trường đầu tư.

Chỉ báo Stochastic là gì?

Chỉ báo Stochastic Oscillator hay gọi tắt là chỉ báo Stochastic là loại chỉ báo có công dụng đo lường quán tính và sức mạnh của giá, cho bạn nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng trước cả diễn biến của giá nhờ vào các biểu hiện quá mua/quá bán.

Chỉ báo lần đầu được tạo ra bởi ông George Lane và như những gì ông giới thiệu thì Stochastic có khả năng đo động lượng của giá. Với hình ảnh của tên lửa, ông nói đơn giản như sau: khi tên lửa được phóng lên nhưng ko thành công tốc độ của nó sẽ giảm xuống trước khi nó rơi xuống mặt đất. Cũng tương tự vậy, trước khi có sự thay đổi về giá thì động lượng sẽ thay đổi trước.

Công thức tính Stochastic

Chỉ báo Stochastic được tạo thành từ đường Stochastic nhanh (đường %K) và đường Stochastic chậm ( đường Stochastic chậm).

Cách tính Stochastic
Cách tính Stochastic
  • Đường %K: được tính bằng công thức: (giá đóng – giá thấp nhất trong n phiên trước đó) chia cho ( giá cao nhất trong n phiên trước đó) n ở đây nếu không có sự thay đổi gì thì được mặc định là 14.
  • %D = SMA của đường %K với 3 phiên giao dịch hoặc theo số phiên bạn muốn.

Cài đặt chỉ báo Stochastic

Tại phần mềm MT4, bạn nhấn chọn “Inserts” rồi chọn “Indicators” tiếp đến chọn “Oscillator” cuối cùng nhấn vào  “Stochastic Oscillator”.

Cài đặt chỉ báo
Cài đặt chỉ báo trên MT4

Sau đó trên màn hình sẽ hiện ra một bảng thông số, tại đây bạn có thể chỉnh sửa tùy ý các công cụ trên chỉ báo để phù hợp với cách sử dụng và tính chất công việc của bạn. Bạn có thể thay đổi các chỉ số như số phiên trong các công tính đường %K, %D. 

Công dụng của chỉ báo Stochastic 

Chỉ báo Stochastic là chỉ báo cho biết sự biến đổi động lượng. Nhờ vào sự thay đổi . của đường %K và đường %D, ta sẽ biết được sự thay đổi của động lượng, từ đó  biết được dấu hiệu của việc đảo chiều xu hướng. Stochastic có thể biết được tình trạng của thị trường hiện tại có đang trong vùng quá mua hay quá bán hay không nằm trong cả hai vùng trên. Gọi là vùng quá mua khi chỉ báo Stochastic có giá trị trên 80, gọi là vùng quá bán khi nó có giá trị dưới 20.

Có thể đến đây làm bạn nhớ đến chỉ báo RSI. Và đúng như thế, cách hoạt động của hai loại chỉ báo này tương tự nhau, nếu thị trường ở trạng thái quá mua hay quá bán thì thị trường có xu hướng đảo chiều

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic để giao dịch

Giao dịch tại vùng quá mua và quá bán

Đây là cách mà hầu hết các nhà đầu tư sử dụng đó là khi thị trường có dấu hiệu ,khi ở vùng quá bán thì mua vào và bán ra khi thị trường có dấu hiệu đang ở vùng quá mua.

Giao dịch trên vùng quá mua/quá bán
Giao dịch tại vùng quá mua/quá bán

Giao dịch tại điểm cắt nhau của Stochastic

Giao dịch tại điểm cắt nhau
Giao dịch tại giao điểm của %K và %D

Với các giao điểm của đường %K và đường %D, ta có các tín hiệu để vào lệnh và sử dụng nó trong giao dịch. Khi đường %K cắt đường %D theo hướng lên thì ta có tín hiệu để vào lệnh mua. Khi đường %K cắt đường %D theo hướng xuống thì ta có tín hiệu của lệnh bán. Tuy nhiên chỉ dựa vào hai đường này mà đưa ra quyết định thì khá nguy hiểm, bạn nên kết hợp sử dụng nhiều loại chỉ báo để cho ra kết quả chính xác nhất.

Giao dịch với Stochastic phân kỳ

Khi giá đang tạo đáy thấp hơn nhưng Stochastic lại tạo đáy cao hơn, đây là tín hiệu của phân kỳ tăng. Ngược lại, khi giá đang tạo đáy cao hơn nhưng Stochastic lại tạo đáy thấp hơn, đây là tín hiệu của phân kỳ giảm. Cách giao dịch như sau: Tín hiệu phân kỳ tăng là khi giá đang tạo ra đáy thấp trong khi Stochastic lại tạo ra đáy cao, ta có lệnh mua. Và ngược lại, nếu giá tạo đáy cao còn Stochastic tạo đáy thấp thì ta có tín hiệu phân kỳ giảm và đây là lúc nên bán ra.

Giao dịch khi %K và %D phân kỳ
Giao dịch khi %K và %D phân kỳ

Kết hợp Stochastic với các chỉ báo khác

Việc đưa ra quyết định chỉ dựa trên một loại chỉ báo là rất nguy hiểm vì nó không thể đưa ra các tín hiệu đầy đủ, thậm chí là tín hiệu sai. Vậy nên khi đầu tư việc kết hợp sử dụng các chỉ báo khác nhau là rất quan trọng. Sau đây là một số chỉ báo kết hợp với chỉ báo Stochastic.

Kết hợp với đường trung bình động MA

Đường trung bình động là loại chỉ báo tốt nhất để tìm kiếm xu hướng trên thị trường. Khi kết hợp Stochastic và đường MA thì đường MA sẽ hỗ trợ cho Stochastic rất nhiều.

Trên đường MA, ta thấy giá của sản phẩm biến động liên tục thì đây là dấu hiệu của một xu hướng được duy trì liên tục trong thời gian dài. 

Nếu thấy giá dao động dưới đường MA thì đây là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường giảm lâu dài. 

Đường MA có khả năng báo hiệu xu hướng dài hạn có độ tin cậy cao là bởi nó loại hết các dao động ngắn hạn. Chính vì thế MA sẽ có tác dụng giúp đỡ và kháng cự động rất mạnh mẽ. 

Cụ thể giao dịch như sau: nếu Stochastic dao động trong vùng quá bán và giá cao hơn đường MA thì nên đặt lệnh mua. Nếu đường Stochastic dao động trong vùng quá mua cùng với đó là giá thấp hơn đường MA thì nên đặt lệnh bán.

Kết hợp với phân tích đa khung thời gian

Nếu bạn giao dịch ở những khung thời gian ngắn, có thể xảy ra trường hợp xu hướng trong khung thời gian này đang phản kháng lại xu hướng ở khung thời gian lớn. Chẳng hạn như bạn đang thực hiện lệnh ở khung H1. Những gì bạn cần làm đó là tìm ra xu hướng ở khung H4 hoặc D1, chờ đợi cho đến khi xu hướng ở H1 đi theo xu hướng của H4 và cuối cùng là khi đường Stochastic đi vào vùng quá bán hoặc quá mua là bạn có thể đặt lệnh.

Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

Một cách khác để loại bỏ tín hiệu gây nhiễu đó là kết hợp mô hình nến đảo chiều như sau: Bạn tìm xu hướng của thị trường chung rồi tìm đến các mô hình nến đảo chiều và cuối cùng chỉ việc đợi đến khi đường Stochastic dao động vào vùng quá mua hoặc vùng quá bán rồi đặt lệnh.

Lời kết

Vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chỉ báo Stochastic bao gồm chỉ báo Stochastic là gì, công dụng và cách sử dụng chỉ báo Stochastic như thế nào. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn và công việc đầu tư của bạn.

Xem thêm: Chỉ báo ATR

 

Related posts

Chỉ báo Bollinger Band là gì? Tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Band

hoangsam

TradingView và hướng dẫn đăng ký, sử dụng tài khoản TradingView

hoangsam

Biểu đồ nến Nhật là gì? Kinh nghiệm đọc biểu đồ nến Nhật cho người mới

hoangsam

Leave a Comment